Một số nguyên tắc in ấn mà nhà thiết kế đồ họa trẻ cần biết

Rate this post

Một số nguyên tắc in ấn mà nhà thiết kế đồ họa trẻ cần biết. Trong thiết kế đồ họa in ấn có một số nguyên tắc in ấn mà những nhà thiết kế đồ họa trẻ cần biết để có thể tạo những mẫu thiết kế phù hợp với chất liệu in cũng như loại máy in. Dưới đây là một số nguyên tắc in ấn dành cho việc thiết kế đồ họa mà hầu hết các nhà thiết kế trẻ rất ít để ý tới. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những nguyên tắc gì và hãy thực hiện nó để có được những mẫu thiết kế thực sự đẹp và có tính ứng dụng cao.

1. Màu đen tuyền

Khi bạn thiết kế và bạn chọn mã màu đen sử dụng hệ màu CMYK trong in ấn, thì nó trở lại trạng thái hầu như là đen mặc định trong bảng chọn màu sắc (# 000000 hoặc C75/ M68/ Y67/ K90). Khi đó in màu đen nhưng lại ra sản phẩm màu xám, điều này khiến khách hàng không hài lòng.

 Một số nguyên tắc in ấn mà nhà thiết kế đồ họa trẻ cần biết

 

Đây là giải pháp cho mã màu đen tuyền trong in ấn: trong bảng chọn màu sắc, thay đổi các giá trị CMYK thành C50 M40 Y40 K100. Tùy theo một số nhà in mà thông số này có thể thay đổi, hãy chắc chắn rằng bạn cần hỏi trước các nhà in mà bạn xác định sẽ in tại đó.

 Nguyên tắc sử dụng màu trong thiết kế đồ họa in ấn

 

2. Việc chừa xén (Bleed) – tràn màu

Khi bạn thiết kế cho việc in ấn, hãy nhớ rằng khi in xong, các máy in sẽ cắt các mép ngoài của mẫu thiết kế. Tiêu chuẩn cho “việc chừa xén” là mép xung quanh các tài liệu sẽ được cắt vào khoảng 2-3mm. Điều này có nghĩa rằng tất cả các bên của tài liệu cần chừa thêm 2-3mm. Nếu bạn thiết kế trong Illustrator, đây là cách rất dễ dàng.

Trong Illustrator, khi mở một tài liệu mới và bạn sẽ thấy rằng có một không gian để cắt xén. Hãy chắc chắn rằng bạn phải chừa 2-3mm cho mỗi biên Top, Bottom, Left và Right, hoặc nút liên kết đã được chọn.

 Nguyên tắc sử dụng màu trong thiết kế đồ họa in ấn

Trong trường hợp thiết kế có các trang chẵn – lẻ (dạng cuốn có nhiều trang) thì bạn không cần chừa phần gáy.

 Nguyên tắc sử dụng màu trong thiết kế đồ họa in ấn

3. Độ phân giải – DPI

DPI là viết tắt của Dots Per Inch, nó là thước đo của độ phân giải cho máy in. Khi gửi tài liệu để in, bạn muốn chắc chắn rằng dpi của bạn đạt đến 300. Trong Illustrator, điều này có thể được tìm thấy trên trang cài đặt tài liệu mới.

 Nguyên tắc chọn độ phân giải cho bản thiết kế đồ họa in ấn

4. Định dạng file PDF

Hầu hết các nhà in muốn bạn gửi file hoàn chỉnh là tài liệu PDF. Nếu bạn gửi file in là tấm ảnh với đuôi JPG hoặc PNG, sẽ làm cho các đoạn văn bản của bạn mờ và hình ảnh của bạn ít sắc nét. Nếu bạn đang sử dụng sự kết hợp giữa hình ảnh và nghệ thuật, nhất thiết phải gửi file ảnh thì cần đảm bảo rằng các bức ảnh phải có độ phân giải là 300 dpi khi bạn đem đi in.

Máy in có những yêu cầu khác nhau ở phần định dạng. Hãy chắc chắn rằng bạn hoàn chỉnh file PDF bằng cách sử dụng High Quality Print . Lựa chọn này có thể được tìm thấy trong Adobe Illustrator, Adobe InDesign và phiên bản gần đây của Adobe Photoshop.

 

Nguyên tắc chon định dạng File thiết kế kế

5. Xuất file PDF tràn màu – Marks & Bleed

Thiết kế của bạn lẽ ra nên được bắt đầu với việc tràn màu 3mm mỗi biên. Để đảm bảo rằng tất cả đã được chừa xén thích hợp, bạn cần đánh dấu chọn trước khi xuất ra file PDF cuối cùng này là những gì bạn cần làm

Ở phía bên tay trái, nhấn vào tab ‘Marks and Bleed’ Hãy chắc chắn rằng các box được đánh dấu cho ‘All Printers Marks’, và dưới Bleeds, ‘Use Document Bleed Settings’ và nhấn Save PDF, như vậy là bạn đã hoàn thành.

 Nguyên tắc chọn chế độ phân giải của bản thiết kế

Hy vọng vơi một vài nguyên tắc đơn giản này có thể giúp các bạn trẻ với bắt đầu với nghề thiết kế đồ họa có được những sự lựa chọn và cách thức để làm hài lòng mọi khách hàng tới với công ty nơi bạn làm việc, hoặc của hàng thiết kế quảng cáo của riêng bạn.